Vinh
dự nhận Bằng khen từ tay ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND
TP.HCM
Lần đầu tiên tôi gặp
ông Lawrence S. Ting là vào những năm đầu của thập niên 1990, khi
ông cùng một số đồng sự sang Việt Nam tìm hiểu về đầu tư. Khi ấy tôi
đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nên có
dịp tiếp đón ông. Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, ông đã tạo cho tôi ấn
tượng tốt đẹp. Vốn là một quân nhân nên tác phong giao dịch, cách
làm việc của ông rất thẳng thắn, chân thành, sâu sát, thể hiện quyết
tâm cao trong ý định đầu tư vào Việt Nam.
¡@
Ông quan tâm tìm
hiểu sâu về các dự án đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, có tính
chất lâu dài chứ không phải kiểu "ăn xổi" như một số nhà đầu tư lúc
bấy giờ. Cuối cùng, ông tập trung nghiên cứu kỹ chủ trương, chính
sách về khu chế xuất của Chính phủ và của Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần tìm hiểu và bàn thảo, ông quyết định cùng
liên doanh với Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) của
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận - khu
chế xuất đầu tiên trong cả nước.
¡@
Để hiểu thêm về khu
chế xuất, khu công nghiệp, Chính phủ cử cán bộ gồm Ủy ban Nhà nước
về Hợp tác và Đầu tư cùng một số bộ ngành liên quan đi nghiên cứu
loại hình này ở một số nước trong khu vực, kể cả tham khảo với Hiệp
hội các khu chế xuất Thế giới. Cuối cùng chúng tôi tập trung nghiên
cứu kỹ mô hình khu chế xuất của Đài Loan vì có nhiều điểm phù hợp
với tình hình và điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ.
¡@
Trong quá trình
nghiên cứu, ông Ting là người hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để
chúng tôi tìm hiểu về quá trình hình thành khu chế xuất; những thành
công và không thành công trong quá trình xây dựng; cung cấp khá đầy
đủ tài liệu, kể cả các văn bản về chủ trương, chính sách, về tổ chức
quản lý và điều hành khu chế xuất¡K Chúng tôi cảm nhận ông không hề
giấu điều gì khi chúng tôi cần biết.
¡@
Nhờ tấm lòng của ông
và các cộng sự của ông nên chúng tôi đã nắm rõ được nhiều điều về
khu chế xuất, từ đó vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thành Khu chế
xuất Tân Thuận phù hợp với Việt Nam. Công bằng mà nói, Khu chế xuất
Tân Thuận thành công như ngày nay là có sự đóng góp quan trọng công
sức của ông Ting và các cộng sự của ông.
¡@
Ông vẫn thường nói:
"Tôi xem Việt Nam như quê hương thứ hai của mình". Những việc làm cụ
thể trên chứng tỏ câu nói đó xuất phát tự đáy lòng của ông. Cả gia
đình ông, từ vợ đến bốn người con, đều chung tay, góp sức vào đây.
Riêng ông đã dành phần lớn thời gian, tiền của và tâm trí cho bốn dự
án cơ sở hạ tầng lớn ở Việt Nam, điều mà trước ông chưa nhà đầu tư
nước ngoài nào dám thực hiện, vì vào thời kỳ ấy luật pháp nước ta
chưa đầy đủ, chính sách chưa toàn diện và có chỗ chưa rõ ràng¡K. Có
thể nói ông Ting là người dũng cảm, dám chấp nhận đương đầu với thử
thách, nhưng không phải phiêu lưu mà bốn dự án tầm cỡ của ông đã cho
thấy tầm nhìn chiến lược của một nhà kinh tế. Riêng với dự án Kiên
Tài, bản thân tôi là người từng sống ở vùng này cũng đinh ninh rằng
khó có loại cây nào có giá trị kinh tế có thể sống và phát triển nổi,
nhưng ông vẫn kiên trì thử nghiệm, tiến hành có kết quả khả quan. Dù
sau này dự án gặp nhiều khó khăn nhưng chưa khi nào tôi nghe ông
than phiền hay trách móc điều gì.
¡@
Ông Ting có một niềm
tin vững chắc vào chủ trương, vào sự đổi mới và phát triển của Chính
phủ Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Nếu không có
lòng tin như vậy thì trước những khó khăn, cùng nhiều sự phiền hà
lúc bấy giờ, ông khó có thể mạnh dạn bỏ nhiều vốn vào làm ăn. Khi đã
chính thức đầu tư rồi thì ông theo đuổi với một quyết tâm rất cao,
triển khai công việc nhanh chóng, nhẫn nại cùng với phía đối tác
Việt Nam khắc phục mọi trở ngại để đạt được kết quả như mong muốn.
Không ít người khi gặp phải khó khăn thường tỏ ra nản chí, nhưng đó
không phải là tính cách của ông Ting. Tinh thần chấp hành luật pháp
của ông rất nghiêm chỉnh. Tôi chưa từng thấy ông có ý lợi dụng bất
kỳ sơ hở nào của luật pháp để thủ l̖ |