¡@
Vào năm 1990, ông
Ting là một trong số những nhà đầu tư có mặt sớm nhất ở Việt Nam.
Các nhà đầu tư Đài Loan và nổi bật là vợ chồng ông được Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp đón rất trọng thị trong buổi gặp gỡ
tại Khách sạn Rex ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian này, tuy
công tác trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhưng quả thật chúng tôi
chưa biết gì về khu chế xuất, khu công nghiệp, mô hình kinh tế rất
mới mẻ trong tình hình đất nước mới mở cửa. Sau khi Khu chế xuất Tân
Thuận đi vào hoạt động, ông Ting hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong
việc điều hành, quản lý, cách tiếp thị một khu chế xuất hay các vấn
đề liên quan đến tài chính-ngân hàng, những lĩnh vực rất mới đối với
Việt Nam lúc bấy giờ. Ông Ting cũng đóng vai trò quan trọng trong sự
thành công của mô hình khu chế xuất khi đưa nhiều cán bộ đã từng
kinh doanh hoặc làm quản lý, lãnh đạo của các khu chế xuất tại Đài
Loan sang Việt Nam.
Khu đất được quy
hoạch lúc bấy giờ chỉ là ruộng đất bạc màu năng suất thấp, đồng cỏ
ngập nước khiến nhiều người nghi ngại không biết liệu việc xây dựng
khu công nghiệp có thành công được hay không. Ông Ting khi đó nêu
một so sánh rằng Khu chế xuất Đài Loan trước kia cũng chỉ là vùng
đảo trơ trụi, ngập nước, không một bóng cây ngọn cỏ mà vẫn xây dựng
thành công, huống chi đất đai ở Việt Nam có phần thuận lợi hơn.
Khi quyết định đầu
tư vào một thị trường hết sức mới mẻ, ông Ting đã dấn thân và cống
hiến kinh nghiệm của mình cho các công trình tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Chúng ta phải ghi nhận công lao của ông trong việc đào tạo cán
bộ quản lý khu chế xuất và cho cả khu đô thị mới. Tất nhiên, theo xu
thế hội nhập thì sớm muộn gì chúng ta cũng tiến tới việc xây dựng
các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhưng rõ ràng những đóng góp của
ông Ting trong thời gian sớm sủa đó đã thật sự là nguồn tài sản quí
giúp chúng ta nhanh chóng rút tỉa được nhiều kinh nghiệm cần thiết.
¡@
Thời gian ông Ting
làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh Tân Thuận thì Khu
chế xuất Tân Thuận trở thành thành viên Việt Nam đầu tiên gia nhập
tổ chức Hiệp hội Các khu chế xuất Thế giới, nhờ vậy các cán bộ của
chúng ta có thêm cơ hội tham dự nhiều hội nghị quốc tế và học hỏi
được những kinh nghiệm bên ngoài.
¡@
Dự án Khu đô thị mới
Nam Sài Gòn cho thấy ông Ting có tầm nhìn xa trông rộng đáng khâm
phục. Ông dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng trên một nền đất yếu,
trong khi trước đó chúng tôi đã từng mời các nhà đầu tư Mỹ nhưng họ
đều từ chối vì cho rằng nơi đây không thể xây dựng khu đô thị.
¡@
Theo đề án của ông
thì khu đô thị rộng 750 hecta, nhưng theo tính toán của chúng tôi
thì hiệu quả đem lại cho Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ gói gọn
trong phạm vi ấy mà trên thực tế nó mở rộng cho cả một vùng đến
2.600 hecta và các khu lân cận cũng phát triển theo.
Cũng không thể không
nhắc đến quyết định của ông Ting cho xây dựng tòa nhà văn phòng Phú
Mỹ Hưng cao 6 tầng lầu để làm mẫu, nhằm khẳng định cho mọi người
thấy khu đất này có thể xây được nhà cao tầng. Đó là việc làm của
một người có nhiều kinh nghiệm lôi cuốn được các nhà đầu tư khác an
tâm đăng ký đầu tư tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
¡@
Quyết định của ông Ting khi đầu tư vào Nhà máy Điện Hiệp Phước cũng
thể hiện một tầm nhìn chiến lược. Lúc bấy giờ nơi này chưa có đường
bộ hoàn chỉnh, muốn đến vùng Hiệp Phước phải đi qua cây cầu treo lắt
lẻo rồi vượt thêm mấy con rạch nữa, vậy mà ông dám bỏ vốn đầu tư một
nhà máy điện quy mô lớn tại đây. Tôi còn nhớ lúc ấy thật khó khăn
khi phải chuyển những cỗ máy cả trăm tấn mà không có đường sá hay
bến cảng, từ đó mới nảy sinh sáng kiến đưa những chiếc ghe xuồng lật
lại ngay trên bờ sông Soài Rạp làm bãi đổ rồi kéo từng khối máy nặng
từ 50 tấn đến 100 tấn vào một cách công phu. Đó là kỹ thuật mà chỉ
những nước nghèo mới nghĩ ra và làm được.¡@ |