Em trai yêu dấu!
    Trong tất cả chín anh chị em thì chị và em có thời
gian sống bên nhau nhiều nhất. Vì chị em mình độ
tuổi gần bằng nhau, nên thuở nhỏ là bạn chơi với
nhau, đi du học nước ngoài lại cùng ở New York.
Lặng nhìn cuốn ¡§Lễ bái an nghĩ Ông Đinh Thiện Lý¡¨ được mang đến từ Đài Bắc, bên trong viết về cuộc
đời sự nghiệp của em và cả những bức ảnh, chị
thực sự không thể nào tin được em đã ra đi mãi
mãi. Một sự ra đi quá đột ngột và kinh hoàng đến
như vậy.
    Còn nhớ hồi nhỏ, chị hay nói, em hay cười, và
có một lần¡K
    Bắt đầu cuộc chiến tranh Trung Nhật, chúng ta lần lượt được sinh ra tại Sơn Đông, lớn lên ở Thanh
Đảo. Rồi đại chiến Thế giới lần thứ hai bùng nổ, cha theo lệnh ông nội dẫn mẹ, chị cả, chị hai, anh cả và
cậu ba đi Thượng Hải chăm sóc ruộng muối ở Giang
Tô. Còn chị, em, cậu tư và dì út sống với ông bà nội ở Thanh Đảo. Ông nội kinh doanh mỏ than ở Sơn Đông. Năm 18 tuổi ông nội từ quê hương Dương Châu đến vịnh Giao Châu, gia nhập vào Cục điện báo, sau đó làm việc tại một hãng kinh doanh của Đức. Cảm nhận sâu sắc sự cần thiết của việc làm kinh doanh để báo đáp cho Tổ quốc, từ đó ông nội đã toàn tâm toàn lực xây dựng và mở rộng việc kinh doanh. Đến tuổi đi học mẫu giáo, ông nội cùng một lúc đưa cả hai chị em mình vào học ở một trường Thiên chúa giáo nổi tiếng của Thanh Đảo, trường tiểu họcThánh công. Em đã từng mói lần đầu tiên em đánh nhau là vì muốn bảo vệ cho chị được ngồi trên chiếc cầu bập bênh của trường. Chị không nhớ lần đầu tiên đó, nhưng chị tin rằng em không chỉ có một lần vì chị mà đánh nhau. Chiến tranh ác liệt, Thanh Đảo bắt đầu có sự kiện bắt cóc, ông nội bảo hai chị em mình nghỉ học, điều này càng làm cho tuổi thơ của hai chị em mình thêm phần phong phú nhiều màu sắc.
    Buổi sáng được bà Nội dạy chữ, bà Bảy thì kể chuyện, còn bà Hai thì dạy hát, còn bác giúp việc chạy nạn đến Thanh Đảo làm thầy giáo dạy chúng ta môn chú âm phù hiệu. Từ nhỏ ông Ngoại đã huấn luyện chúng ta đầu óc phải luôn bình tĩnh, nói năng phải rõ ràng mạch lạc, phải có tinh thần nhân đức, ưa làm điều tiện để đức về sau.
    Sau giờ ngủ trưa, vườn hoa rộng và đẹp ở phía sau nhà chính là thao trường lớn của hai chị em mình. Một ngày nọ tuyết bắt đầu rơi, đang lúc chúng ta nô đùa thỏa thích thì đến giờ ăn cơm tối, hai chị em đã đem tuyết vào nhà giấu trong ngăn kéo tủ lớn ở cửa bát môn. Lúc ăn cơm, bác quản gia ngạc nhiên la lớn lên ¡§Ai làm đổ nước trên sàn nhà mà không nói một tiếng gì vậy, làm cho sàn gỗ đã đánh sáp bị trắng cả lên!¡¨. Ông Nội nhanh chóng đưa mắt về phía hai chị em, lúc đó chúng ta đều thành khẩn nói ¡§con không biết ạ!¡¨. Sau giờ cơm, chúng mình len lén ra mở ngăn kéo, thật kỳ lạ, ai đã ăn cắp hết tuyết của chúng mình rồi nhỉ?¡¨
Hai chị em mình thích nhất là được ngồi trong máng gỗ của người lớn, cùng họ nhặt củ ấu, đào củ sen non. Một ngày nọ, chúng ta đang bắt ốc ở chiếc ao sau vườn, có một con ốc to nhưng ở sâu dưới nước, em muốn chị nắm lấy dây lưng của em để em cúi người xuống bắt, nặng quá, chị kéo không được, em bị ngã chúi đầu xuống ao. Cũng may ao nước cạn, chị em mình luống cuống leo lên bờ, không dám về nhà, đành đi lên hòn non bộ hong khô quần áo rồi tính tiếp.
    Ông Trương làm vườn thường hay chọc ghẹo những cô gái giúp việc trẻ, chị em mình quyết định tuyên chiến với ông ấy để trả thù cho ác cô này. Nên chúng mình thường lấy gậy trúc đập rụng những trái còn xanh, hay những thứ quả mà ông Trương ra sức chăm sóc, những lúc vào vườn hoa bắt dế chúng mình đã cố ý là đổ chậu hoa. Nếu nghe thấy tiếng ông Trương la lên là lập tức ba chân bốn cẳng chạy trốn. Về đến nhà thuờng ôm bụng cười với nhau rồi nói Ông Trương ngốc thật, không bắt được hai chị em mình. Mà không bao giờ nghĩ rằng nếu ông Trương thật sự bắt được thì ông ấy sẽ xử lý chúng mình như thế nào?
    Sau khi đất nước thắng lợi, cha mẹ đưa tất cả mọi người về nhà. Chín anh chị em chúng ta lại tề tựu quây quần bên nhau. Tất cả đều được vào học ở trường Thiên chúa giáo. Trường ¡§Thánh Công¡¨ ngoại trừ lớp mẫu giáo là nam nữ học chung, thực tế đây là trường học của nữ, còn trường Minh Đức là trường dành cho nam. Hai ngôi trường nằm đối diện với nhau qua một con đường, ở giữa chính là Thánh Nhĩ Các đại đường cao sừng sững. Hồi ấy học sinh thường ở lại trường chờ người nhà mang cơm đến, buổi trưa nhà trường quản lý học sinh theo đơn vị gia đình, nam sinh có thể sang trường nữ sinh, và nữ sinh cũng có thể đến trường của nam sinh. Bởi vì lúc đi học tất cả chúng ta đều phải sống trong thành phố với ông bà nội, nghỉ hè mới trở về biệt thự bên bờ biển nghỉ mát cùng cha mẹ. Bãi biển mùa hè thường để lại những tiếng cười đùa tạt nước và những kiệt tác được đắp bằng cát của chị em mình.
    Bà nội thường dẫn hai chị em mình đến Thâm Sơn tự thấp hương, mẹ là một phật tử trung thành của Phật giáo. Sau này em cũng đã từng nghiên cứu về Kinh Phật và Kinh Dịch. Cuối cùng trở thành một tín đồ của Cơ Đốc Giáo.
    Cuối năm 1937, chúng ta đến Đài Trung, anh và chị vào học trung học, còn năm anh chị em mình đều vào học ở trường tiểu học quốc dân, lúc đó học sinh ở ngoài tỉnh đến học không nhiều, chẳng bao lâu từ lớp một đến lớp năm tiểu học của trường đều có ¡§quân¡¨ nhà họ Đinh gia nhập vào các lớp, điều này đã trở thành đề tài nóng bỏng của các thầy cô trong giờ nghỉ giải lao. Năm thứ hai nhà trường thành lập đội cờ đỏ, vì là học sinh lớp năm nên em được chọn làm đội trưởng, ngay cả các thầy cô đến muộn cũng phải sợ em.
    Sơ trung, em vào học trường trung học Nghi Ninh, trường này trước kia là trường của con em lính tăng thiết giáp. Lần đầu tiên em được tiếp xúc với con em các gia đình quân nhân và nghe được những chiến tích anh hùng của cha anh họ.
    Trung Quốc nhiều năm chiến tranh loạn lạc, khiến bao gia đình phải ly tán. Cha chúng ta với chuyên môn ngành cơ khí tốt nghiệp từ trường Đại học của đế quốc Nhật đã cùng với bạn bè vất vả thành lập Công ty cơ khí tại Đài Trung. Do vậy, cha kiên quyết buộc chín anh chị em mình ai cũng phải có một cái nghề, chứ không thể ỷ lại vào gia sản của tổ tiên. Chị cả sau khi tốt nghiệp cao trung đã sang Mỹ học trường hộ lý, ba chị gái sau đó theo học ngành Anh ngữ, còn em học trường Cao đẳng Công nghiệp, cậu ba học trường Cao đằng Nông nghiệp. Cha cho rằng trong thời loạn lạc nghệ thuật không thể coi là một cái nghề, thậm chí phản đối anh cả học nghệ thuật. Tình thương yêu của cha là vô cùng sâu nặng nhưng có phần quá khắc khe.
    Khi em đang học năm thứ 3 tại trường Cao đẳng Công nghiệp, trong thanh niên Đài Loan lúc bấy giờ đang dấy lên mạnh mẽ phong trào tòng quân. Một tuần bảy ngày em phải học tại hai trường, không những tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp mà em còn thi lấy được bằng A giấy phép hành nghề thợ điện. Với thành tích ưu tú tại Đài Trung và thêm việc tốt nghiệp lớp dự bị quân đội ở trung học, nên em được cử đi học tại trường Sĩ quan Lục quân. Trong thời gian học tại trường, em luôn đạt thành tích tốt về hạnh kiểm và các môn học, lại rất có năng lực lãnh đạo, cho nên khi học năm thứ 4 em được chọn làm trưởng đoàn học sinh toàn trường. Sau khi tốt nghiệp trường quân đội, em xông pha phục vụ tại mặt trận Kim Môn, sau đó được chọn đi Mỹ học khóa huấn luyện chuyên nghiệp của trường bộ binh, nhảy dù và lính đột kích. Với tính linh hoạt, lòng dũng cảm, mưu trí và kiên nghị của em đã khiến cho nhà trường phải đánh giá lại về người Châu Á chúng ta.
    Tháng 1 năm 1964, sau khi chị nhập học được một học kỳ tại St.Joseph¡¦s College, thì em cũng đến Columbia University. Cứ đến cuối tuần, chị đều mong em đến. Em không những mang Nhật báo Trung ương (bản hàng không) mà còn mang đến rất nhiều thịt khô và chà bông là thực phẩm của ¡§ủy lạo quân đội¡¨. Các sơ trong trường sắp xếp cho chị ở cùng với một gia đình người Ireland, bà mẹ người nước ngoài của chị không những rất yêu quí chị, còn rất hoan nghênh em đến cùng dùng bữa với bà. Do em có vóc người cao to và học ở viện nghiên cứu nên những người hàng xóm cùng ngõ đều ngỡ rằng em là anh trai của chị, cho nên em còn giả mạo làm huynh trưởng của chị.
    Đến kỳ nghỉ dài ngày, chị em mình còn hẹn gặp nhau tại trạm xe buýt thành phố New York (Port Authority), để cùng đi đến nhà chị cả ở New Jersey. Chị em mình biết ngoài cái ôm hôn thân thiết của chị cả, trò nô đùa của trẻ con, còn có những hộp thức ăn ngon mà một ngày trước đó anh rể đã đặc biệt mang về từ nhà hàng Trung Hoa để sẵn chờ chúng ta.
    Columbia University có ảnh hưởng sâu sắc đối với em sau này, em đã quen rồi yêu Phí Tôn Thanh ở đó, em cũng quen với người bạn cùng em kinh doanh sau này là Tiền Bằng Luận tại đó. Có một lần, em mời Tôn Thanh đi Radio City xem phim, cô ấy do bất cẩn đã bước hụt mấy bậc thang, ngã gãy ngón tay nên phải nhập viện. Lúc đó Tôn Thanh ở Columbia University, nhưng rất có tiếng là ¡§yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu¡¨. Một lúc có rất nhiều bạn học ùn ùn mang hoa và kẹo đến bệnh viện thăm cô ấy. Sau đó không lâu giữa các bạn học Trung Quốc với nhau tại Columbia University có truyền nhau một câu: ¡§Kẹo chocolate của chúng tôi mang đến đều bị Thiếu úy Đinh ở đó ăn hết rồi¡¨, khi nghe được tin tốt này, chị rất vui cho em. Tháng 3 năm ngoái ở Đài Loan nghe được các cháu của em gọi em là ¡§Chocolate công công¡¨, mới biết không những em vẫn còn giữ sở thích đối với kẹo chcolate, mà đã có cả người kế tục nữa!
    Tôn Thanh học xong về nước trước em, cô ấy tặng cho em một bộ cúc cài tay áo bằng vàng, trên đó có khắc họ của hai em, một cái là chữ ¡§T¡¨, một cái là chữ ¡§F¡¨. Một bạn học người Hoa cùng lớp của em không biết tình cảm chân thành của các em, còn nói với em rằng: ¡§Mọi người đều biết Đài Loan tức là Formosa và Formosa là Đài Loan, anh không cần làm công việc tuyên truyền ở đây¡¨, chị nghe xong cao kiến của người này, buồn cười đến đau cả bụng.
    Năm 1966, ba cặp chúng ta gồm anh chị cả, vợ chồng em, Tổ Minh và chị cùng tổ chức đám cưới ở những nơi khác nhau. Từ nhỏ chị em mình rất thân với nhau, còn hứa hẹn rằng đến năm 1996 kỷ niệm tròn 30 năm ngày cưới của ba cặp chúng ta, ba nhà sẽ tụ họp lại để cùng chúc mừng. Chúng ta đã thực hiện được việc này, hôm đó anh chị cả từ Bắc Kinh sang, còn Tổ Minh và chị từ Mỹ bay về. Sau buổi liên hoan với bạn bè thân hữu tại nhà hàng, chúng ta trở về nhà em, lúc này mới phát hiện ra rằng chỉ còn lại 6 người chúng ta, đến việc tìm một người để chụp hình cho chúng ta cũng không có. Nhất thời công thành, nhưng cảm giác buồn về một mái ấm trống vắng đã thoáng ập đến với chúng ta.
Trong số các anh em trong nhà, em là người chú trọng đến dáng vẻ bề ngoài nhất, áo quần không nhất thiết phải là hàng hiệu, nhưng nhất định phải sạch sẽ chỉnh tề. Em cũng rất coi trọng thể thao, đã từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic của Trung Hoa Dân Quốc. Trong kỳ thế vận hội tại Canada, do yếu tố chính trị, mà khi đoàn đại biểu Olympic của ta không bị rút về Đài Loan, em và các vận động viên đã cùng rơi lệ anh hùng, bởi vì em biết được rất nhiều câu chuyện về máu và mồ hôi của họ khi chuẩn bị tham dự Thế vận hội này.
    Cũng vào năm 1996, Tổ Minh và chị lần đầu tiên đến Việt Nam tham quan nơi các em đã phấn đấu 10 năm cho dự án phát triển Nam Sài Gòn. Rất nhiều những người bạn học cùng trường và những người bạn tốt của em trong quân đội cũng như các khóa trước và sau em trong trường, sau khi giải ngũ, đều ở đây sát cánh cùng em vất vả khó nhọc tạo dựng cơ nghiệp, các em không những đào vét sông rạch để làm cảng, mà còn sử dụng đất dư thừa san lấp ao hồ, đầm lầy xây cao ốc. Em đã từng nói với chị rằng :¡¨Quân nhân chúng em do thấu hiểu sâu sắc sự đáng sợ của chiến tranh loạn lạc, nên chúng em mong muốn đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân loại trong hòa bình¡¨. Gần 20 năm nay, việc làm ăn kinh doanh của các em tại Việt Nam đã được khẳng định to lớn của quốc tế. Khu chế xuất Tân Thuận, nhà máy điện và dự án phát triển đô thị mới đã tạo ra hơn 10 vạn cơ hội việc làm và vô vàn cơ hội làm ăn khác cho nhân dân Việt Nam.
    Em có dũng khí nhưng lại không nhận biết được sự gian hiểm, có lòng chân thành nhưng không đủ sự khoáng đạt. Từ trước đến nay em không hề nghĩ đến sự nhẫn nại, coi danh dự cao hơn sinh mạng, cũng với niềm tin là kẻ sĩ có thể bị giết chứ không thể bị làm nhục, mà kết thúc sinh mạng để biểu thị sự kháng nghị một cách nghiêm túc nhất.
    Có quá nhiều việc cần viết, nhưng chị chỉ nêu ra đây một hai sự việc nhằm bổ sung thêm những thông tin còn chưa đầy đủ trong ¡§chính truyện¡¨ về em. Em hãy yên nghỉ, cầu chúc cho em an nghỉ nơi Đức Chúa Trời, nơi đó không có sự phản bội, cũng không có cạm bẫy.

10/10/2004
Houston - Taxas - USA
Chị ba: Đinh Thục Thuyên
¡@