Kính thưa: Đinh phu nhân, Linh mục Châu,
Các vị Quan chức cùng Quý khách

    Hôm nay, tại Hoài Ân Đường chúng ta cùng đến

dự lễ truy điệu Ông Đinh Thiện Lý, trong tâm trạng
vô cùng trang nghiêm và tiếc thương.
    Nhớ lại hồi tháng 5 năm Dân quốc 55 (năm 1966), cũng tại ngay giáo đường này chúng tôi được tham

dự hôn lễ của ông Đinh Thiện Lý và bà Tôn Thanh,
lúc đó cũng chính Linh mục Châu là người tiến hành hôn lễ. Hình ảnh ông Thiện Lý - một sĩ quan trẻ, trong trang phục trắng, khôi ngô tuấn tú, dáng vẻ sáng ngời vẫn còn hiện rõ trước mặt.
    Tôi và ông Đinh Thiện Lý cùng học khóa 30 ở Trường Sĩ quan Lục quân. Thời còn ở trường học, Ông là một nhân tài, một người lãnh đạo kiệt xuất, có tài, có đức, luôn nghiêm khắc với bản thân. Còn nhớ vào năm thứ tư, Ông được chọn vào chức vụ vinh dự nhất của người sinh viên lúc đó chính là Đoàn trưởng Đoàn thực tập Vinh Dự của trường. Ngày hôm nay, Trường Sĩ quan Lục quân cũng cử Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn thực tập đến tham dự lễ viếng này. (Mời Ngài đứng dậy, mời ngồi!)
Trường chúng tôi thực hiện chế độ Vinh dự rất nghiêm khắc, lúc đó ông Đinh giữ vai trò là Trưởng ban Vinh dự, và tôi cũng là Ủy viên của Ban này. Còn nhớ ở toà án sinh viên lúc đó cũng do ông Đinh, Trưởng ban Vinh dự chủ trì. Đối với mỗi việc vi phạm chế độ Vinh dự, Ông đều cẩn thận xử lý nghiêm minh theo nội quy của nhà trường.
    Năm Dân quốc thứ 50 (năm 1961), vào dịp Lễ kỷ niệm thành lập trường, đích thân Tổng thống Tưởng đến chủ trì đại lễ, lúc đó cũng đích thân Tổng thống tham dự vào lễ duyệt binh, và ông Đinh chính là vị Sĩ quan chỉ huy lễ duyệt binh hôm đó.
    Sau khi tốt nghiệp không lâu, Ông được cử đến trường Bộ binh Mỹ để tập huấn quân sự. Thời gian ở trường Bộ binh, ông tiếp thu được những bài huấn luyện vô cùng nghiêm khắc dành cho lính nhảy dù, và những bài huấn luyện của lính đột kích Ranger. Mọi người cũng biết đây là những bài huấn luyện nghiêm khắc nhất trên thế giới, và để tốt nghiệp là chuyện vô cùng khó. Sau khi tiếp thu những bài huấn luyện này ông Đinh trở về nước, làm giảng quan của trường bộ binh.
Năm Dân quốc thứ 53 (năm 1964), Ông thi và nhận học bổng của Bộ Quốc phòng. Lúc đó học bổng của ngành cơ điện chỉ chọn duy nhất một người, và người đó chính là ông Đinh. Ông được cử đến Viện Nghiên cứu Cơ điện của trường Đại học Columbia học tập nghiên cứu. Không chỉ giành được những ngôi thứ cao về học vị, ở những phương diện khác Ông đã gặt hái được thành quả to lớn, đó chính là việc ông kết duyên cùng cô Tôn Thanh. Hai người rất tâm đầu ý hợp, kết duyên trăm năm, vì vậy vào tháng 5 năm Dân quốc thứ 55 (năm 1966) chúng tôi được vinh hạnh tham dự hôn lễ của hai người.
Điều mà tôi đặc biệt muốn nói ở đây là Ông Đinh Thiện Lý và Bà Tôn Thanh đều là những tín đồ trung thành của Cơ Đốc Giáo, mấy chục năm nay, họ đều là thành viên của Đại gia đình Hoài Ân Đường, hơn nữa còn là những thành viên suốt đời.
    Ông Đinh Thiện Lý năm nay 65 tuổi, gia đình Ông có 9 anh em. Người anh cả Đinh Thiện Tỉ đang ngồi phía bên kia, là người đã từng đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất trong liên hoan phim Châu Á lần thứ 3. Lúc đó trong tiệc cưới, tôi không nhớ anh Thiện Tỉ có còn nhớ tôi không? Anh từng nói với chúng tôi rằng làm nột người Trung Quốc cần phải nhẫn nại, mà làm một quân nhân thì càng phải nhẫn nại hơn. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ lời nói đó của anh.
    Ông Đinh Thiện Lý có bốn người con, họ là Quảng Nghĩa, Quảnh Khâm, Quảng Dư và Quảng Hồng. Bốn người con kiệt xuất của Ông đều tốt nghiệp ở Mỹ. Nhất là Quảng Khâm anh tốt nghiệp ở trường Harvard Mỹ, sau đó hoàn tất học vị Thạc sĩ ngành Quản trị ở Học viện Kỹ thuật Massachusetts. Bốn người con của ông đều nỗ lực phấn đấu làm việc, để sau này có đủ khả năng nối chí cha, và trong hoạt động kinh doanh họ đã có những đóng góp không nhỏ.
Đinh phu nhân ngoài việc cùng chồng dạy dỗ chăm sóc con cái, bà còn là người rất nhiệt tình trong công tác xã hội. Là Chủ tịch chấp sự của Hoài Ân Đường trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều năm giữ chức Lý sự trưởng Hội nữ thanh niên Cơ Đốc Giáo toàn quốc. Vợ chồng họ luôn ưu cái ưu của mọi người, vui cái vui của mọi người, họ là những người chỉ biết mưu cầu hạnh đạo mà không mưu cầu phú quý.
    Ông Đinh Thiện Lý sau 10 năm phục vụ quân đội đã theo quy định làm thủ tục xuất ngũ, sau đó có 20 năm gia nhập vào tập đoàn nhựa Hoa Hạ, đã từng giữ chức Xưởng trưởng và Tổng Giám Đốc.
Trong thời gian ấy, ông đã có cống hiến cho sự nghiệp thể dục thể thao của nước nhà. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban thể thao Olympic Đài Loan (lúc này Ông Từ Hanh làm Chủ tịch) và là Trưởng đoàn đại biểu Olympic lần thứ 21. Với tình hình quốc tế khi ấy, Đảng Cộng Sản TQ rất áp đặt đối với chúng ta. Nhưng trong đại hội Olympic, Ông luôn phấn đấu để thể dục thể thao không phải chịu ảnh hưởng của vấn đề chính trị, kết quả là cuối cùng Đại hội đã nghe theo đề nghị của Ông, đó là việc nước nhà sử dụng danh nghĩa của Trung Hoa Đài Bắc, còn Trung Quốc Đại lục thì sử dụng tên Trung Hoa Bắc Kinh. Việc ngang bằng về địa vị này vẫn được kéo dài cho đến bây giờ, hình thành nên thói quen trên trường quốc tế. Chúng ta nên bày tỏ thái độ tôn kính đối với những cống hiến mà ông đã dành cho đất nước.
    Năm Dân quốc 79 (năm 1980), lúc đó tôi là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân, còn ông Đinh cũng được chọn làm Chủ tịch HĐQT của Quỹ bảo trợ Hội học sinh của trường liên tục trong 13 năm nay. Ông tài trợ rất nhiều trang thiết bị cho ngôi trường mình đã học ở quê nhà Hoàng Phố như để thể hiện sự đền đáp, và mở ra học bổng dành cho học sinh ưu tú của khoa ngoại văn và nghiên cứu Tôn Tử Binh Pháp. Hôm nay chủ nhiệm khoa ngoại văn ông Trịnh cũng đến dự buổi lễ này (mời ông đứng dậy, mời ngồi). Có thể nói Ông là người luôn giành được sự tôn trọng của các thầy và trò trong trường. Từ điều này chúng ta có thể hiểu tại sao hôm nay thầy Hiệu trưởng Dương đã dẫn đầu đoàn các giáo viên và học sinh của trường đến dâng hiến lá cờ của trường.
    Kính thưa quý vị, lá cờ của trường trước mắt quý vị là lá cờ đầu tiên của Trường Sĩ quan Lục quân Hoàng Phố - ngôi trường được chính Tổng thống Tưởng thành lập vào năm Dân Quốc thứ 13 (năm 1924) và cũng là lá cờ trường lúc Tổng thống Tưởng còn làm hiệu trưởng, ngôi trường đã có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử cận đại Trung Quốc, có thể nói lá cờ này là một vinh dự lớn nhất cho nhà trường. Đem lá cờ của trường phủ lên bình hài cốt của Ông còn có hai thành viên trong đoàn quân nhạc của trường thổi lên khúc nhạc ¡§Tắt đèn¡¨ với ý nghĩa vô cùng sâu xa ¡§ông Đinh xin hãy an nghỉ!¡¨
Điều mà tôi cảm động nhất trong ngày hôm nay là nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM của nước Việt Nam cũng đến dự lễ, Ông là một người bạn thân của ông Đinh. Năm 90 ông Đinh quyết định đầu tư vào Việt Nam, điều mà ông dốc tâm suy nghĩ là chính sách Nam tiến của Chính phủ Đài Loan, cho rằng Việt Nam là một nước Xã hội Chủ nghĩa theo mô hình mới, đã trải qua mấy chục năm chiến tranh trong đó kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài hơn 30 năm. Năm 1986 bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, tích cực theo đuổi sự nghiệp xây dựng một cách toàn diện, và Việt Nam là một quốc gia có thái độ thân thiện đối với các nước trên thế giới, có nét tương đồng với Đài Loan về phong tục tập quán, nhân dân cần cù nỗ lực phấn đấu. Ông Đinh đã quyết định đến Việt Nam để phát triển sự nghiệp của mình.
Nhưng điều đặc biệt là ông Đinh đã chọn lựa khu đất đầm lầy ở phía Nam Sài Gòn, khu đất này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều là đại bản doanh của Việt cộng. Hôm nay, tướng quân Trương Định Triệu cũng đến dự lễ, vào thời gian đó Ông đã đi cùng với ông Thiện Lý đến Việt Nam, ông Trương có thể chứng kiến được sự gian khổ lúc bấy giờ. Thưa quí vị, vì sự gian khổ đó, ông Đinh đã lấy tinh thần cương nghị của người dân Hoàng Phố, không sợ gian khổ, không màng khó khăn làm điểm tựa để thực hiện sự nghiệp khai phá này.
    Với sự nỗ lực của Chủ tịch HĐQT Đinh và Ông Tiền, cùng với sự đoàn kết chân thành của các đồng nghiệp, kiên cường vững vàng khắc phục muôn vàn khó khăn. Không cần nói đến người khác, ngay cả bản thân tôi cũng hiểu, để san lấp cả một vùng đầm lầy rộng lớn đó, lúc bấy giờ phải dùng đến hàng vạn chuyến xe tải lớn chở đất cát từ miền Trung vào. Ông đã xây dựng thành Khu chế xuất Tân Thuận được xếp vào hạng nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đây là sự đánh giá của người Anh. Ông xây dựng nên nhà máy điện Hiệp Phước, vào mùa khô cung cấp 45% lượng điện cho toàn Thành phố Hồ Chí Minh, cứ hai bóng đèn trong thành phố thì có một bóng đèn dùng điện của nhà máy điện Hiệp Phước. Nhất là việc quy hoạch khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng vinh hạnh được giải thưởng cao nhất của hội kiến trúc Mỹ về khu đô thị có quy hoạch đẹp nhất, hiện nay khu đô thị này đang kéo theo sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và đã tạo hàng trăm ngàn cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam, giúp cho Chính phủ Việt Nam có nguồn thu nhập lớn về ngoại tệ.
    Từ năm Dân quốc 87 (năm 1998) tôi là đại diện của Đài Loan tại Việt Nam, trong hơn 4 năm chính bản thân tôi đã tận mắt chứng kiến những công trình mà ông Đinh Thiện Lý, ông Tiền Bằng Luân và Công ty CT&D đã xây dựng tại Việt Nam. Tôi chính là nhân chứng của giai đoạn lịch sử này.
    Để bày tỏ sự biết ơn đối với những đóng góp lớn lao của ông, Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch nước (tương đương với chức vị Tổng Thống của chúng ta) đã trao tặng Ông Huân chương Lao động cao quý nhất, có thể nói đây là một cách ¡§vinh quy bái tổ¡¨ mà ông dành cho quê hương mình.
    Ông Đinh Thiện Lý là một con người luôn coi trọng danh dự hơn mạng sống, để bảo vệ sự trong sạch và tôn nghiêm của mình, cuối cùng Ông đã hy sinh tính mạng quý báu của mình để lại một nỗi tiếc thương muôn đời. Trong niềm đau thương vô hạn, chúng ta với lòng thành kính nhất và sự tưởng nhớ vĩnh hằng về ý chí tinh thần và phong thái kiên cường của Ông Đinh Thiện Lý.
Nguyện cho linh hồn ông được an nghỉ ở chốn thiên đàng.
Cảm ơn quý vị.