Cùng ông Phan Chánh Dưỡng (thứ hai, từ trái qua) - đối tác tâm đầu ý
hợp - tiếp đón nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Đầu năm
1990, tại văn phòng Công ty CHOLIMEX ở Quận 5, chúng tôi tiếp đón
một đoàn thương nhân Đài Loan sang tìm hiểu môi trường đầu tư tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng đoàn là ông Lawrence S. Ting, một
người có vóc dáng cao, nhanh nhẹn, mắt sáng tinh anh, ăn mặc tề
chỉnh và giản dị. Cách nói năng lưu loát của ông cho thấy đây là một
người kiến thức uyên thâm, biểu lộ qua thái độ hết sức cởi mở và hòa
nhã. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng để lại trong tôi ấn tượng sâu
sắc về ông và chúng tôi quen biết nhau kể từ ngày ấy.
Ít lâu sau, chúng
tôi lại gặp gỡ tại Khách sạn Nổi (Saigon Floating Hotel) với sự
chuẩn bị tương đối đầy đủ của cả hai bên về nội dung đầu tư tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cương vị thư ký của Hiệp hội Đầu tư và
Xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Giám đốc Chương
trình Khu công nghiệp xuất khẩu Tân Thuận (tiền thân của Công ty IPC),
tôi trình bày về tình hình kinh tế xã hội cũng như vị thế của Thành
phố Hồ Chí Minh đối với các vùng xung quanh.
Ông Ting tỏ ra rất
quan tâm đến cơ sở hạ tầng, tình hình giáo dục, vấn đề lao động của
thành phố và chú ý tìm hiểu luật pháp hiện hành của Việt Nam liên
quan đến các vấn đề đầu tư, kinh doanh¡K Cuối cùng hai bên đánh giá
về tính khả thi của đề án xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận, đi sâu
vào chi tiết như việc giải tỏa đất đai, công tác quản lý về mặt Nhà
nước¡K Sau đó ông Ting đề nghị được gặp gỡ các vị lãnh đạo cao nhất
của địa phương và yêu cầu được đi thực địa vùng đất Nhà Bè để tìm
hiểu thêm.
¡@
Lần thứ ba chúng tôi
gặp nhau cũng tại Saigon Floating Hotel. Sau khi được nghe lịch sử
phát triển gần 300 năm của Sài Gòn, đặc biệt là thực trạng giao
thông cùng xu thế phát triển của thành phố về phía Nam hướng ra biển
Đông, ông Ting đã có một quyết định dứt khoát là tham gia đầu tư vào
chương trình xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận (lúc bấy giờ phía nước
ngoài còn có Công ty PanViet). Từ đó, một kế hoạch hợp tác giữa hai
bên được triển khai với từng nội dung hết sức cụ thể.
¡@
Đây là một bước
ngoặt lớn, khởi đầu cho chương trình xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận,
Khu đô thị mới Nam Sài Gòn và Nhà máy Điện Hiệp Phước sau này.
¡@
Ông Ting quả là một
nhà doanh nghiệp nhìn xa trông rộng tầm cỡ quốc tế. Ngay từ những
ngày đầu tiên đến đây, ông đã nhận ra vùng đất ngập mặn nghèo khó
của Nhà Bè ẩn chứa một tiềm năng phát triển to lớn sau này. Và chính
quyết định đầu tư vào vùng đất Nhà Bè đã gắn chặt số mệnh cùng sự
nghiệp của ông với công cuộc đổi mới và sự phát triển kinh tế của
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung.
Những dự án đầu tư
của ông vào Việt Nam trong 15 năm qua không chỉ là các dự án có tầm
cỡ mà còn mang ý nghĩa lớn lao hơn, đó là làm biến đổi cơ cấu kinh
tế của cả một vùng đất hoang hóa nghèo nàn trước đây trở thành vùng
đất công nghiệp, hiện đại ngày nay.
Tất cả bốn đề án
quan trọng mà ông đầu tư vào Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, Khu
đô thị mới Nam Sài Gòn, Nhà máy Điện Hiệp Phước, chương trình trồng
60.000 hecta rừng ở Kiên Giang) đều đã đem lại hiệu quả rất ấn tượng,
đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trước
mắt cũng như lâu dài. Qua những đóng góp mang ý nghĩa nhiều mặt như
vậy, có thể khẳng định rằng, từ ngày có chính sách đổi mới đến nay
chưa một doanh nhân nước ngoài nào sánh ngang được với ông.
¡@
Một kỷ niệm nhỏ để lại ấn tượng lớn trong lòng tôi về tầm nhìn sâu
sắc của ông Ting. Đó là vào khoảng năm 1994, ông và tôi cùng đi với
đoàn chuyên viên đến huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang để khảo sát
đề án trồng rừng. Trên đường đi, đoàn nghỉ chân ở một xóm nhỏ. Có lẽ
đây là lần đầu tiên có đoàn người nước ngoài ghé qua nên trẻ con
trong xóm tò mò kéo nhau đến xem mặt khách lạ. Các em nhỏ mới khoảng
trên dưới 10 tuổi và hầu hết đều đầu trần chân đất. Sự nghèo khó thể
hiện rõ nét ở chỗ có em chỉ mặc quần không áo, em khác lại có áo mà
không quần. Tuy nhiên, cuộc sống khó khăn vẫn không làm mất vẻ hồn
nhiên, các em thi nhau chỉ trỏ về phía đoàn chúng tôi và cười cười
nói nói huyên thuyên
¡@
Ông Ting hào hứng
giơ tay vẫy chào lũ trẻ và quay sang nói với tôi: "Anh nhìn kìa, cứ
xem những đôi mắt sáng rỡ và gương mặt vui vẻ của bọn trẻ cũng có
thể hình dung được đất nước anh sẽ phát triển rất nhanh trong tương
lai. Mong sao chương trình trồng rừng sẽ triển khai thành công tại
đây, chỉ trong mươi mười lăm năm tới các em nhỏ này sẽ trở thành
những cán bộ, công nhân đắc lực của công trình". Vừa nói ông vừa lấy
từ trong túi xắc mấy gói bánh kẹo, các em nhỏ ùa tới nhận quà không
chút khách khí, có em còn mạnh dạn bắt tay ông bày tỏ sự thân thiện.
Cuộc tiếp xúc ngắn
ngủi của ông với bọn trẻ khiến tôi suy nghĩ nhiều. Phải chăng qua
ánh mắt của trẻ thơ, ông đã nhận ra được tiềm năng con người của đất
nước Việt Nam, và điều này tạo cho ông niềm tin để đi đến quyết định
đầu tư, bất chấp đó là vùng đất phèn hoang hóa ở Hòn Đất hay sình
lầy ngập mặn của Nhà Bè. Tôi cho rằng quả thật chỉ có những con
người uyên bác và từng trải mới có thể nhận ra tương lai của một
vùng đất qua gương mặt rạng rỡ và ánh mắt rực sáng của trẻ con.
Trong quá trình xây
dựng Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, khi chúng tôi bàn về trục đường
chính nối liền Khu chế xuất Tân Thuận với Quốc lộ 1, ông Ting đề
nghị con đường này phải được xây dựng cho 10 làn xe với bề rộng lên
đến 60 mét. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy mấy ai có thể chấp nhận được
một con đường rộng như thế ở vùng đất Nhà Bè, thậm chí còn có nhiều
người phản đối với lập luận rằng xe cộ qua lại có bao nhiêu đâu mà
lại bày vẽ như thế! Nghe vậy ông Ting đã cười, vì nếu làm con đường
chỉ bốn làn xe theo đề nghị của Sở Giao thông Công chánh thì nhà đầu
tư như ông sẽ ít tốn kém hơn, nhưng chắc chắn chỉ 10 năm sau ai cũng
sẽ nhận ra quyết định ấy là sai. Trong khi đó vốn đầu tư tuyến đường
thuộc về liên doanh, phía Việt Nam chỉ có trách nhiệm giải tỏa đất
còn phần vốn xây dựng thì phía nước ngoài lo. Ông Ting lại nói thêm,
nếu tính xa hơn thì đúng ra phải giải tỏa đất rộng gấp đôi, như vậy
sẽ hữu ích cho thế hệ mai sau khỏi phải mất công sức vào việc nâng
cấp con đường này.
Chính từ gợi ý của
ông Ting và sự sáng suốt của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh lúc bấy giờ mà cuối cùng con đường dài gần 18 cây số này đã
được giải tỏa rộng 120 mét. Nhờ đó mà chúng ta có Đại lộ Nguyễn Văn
Linh thênh thang đẹp đẽ như hiện nay.
¡@
Có một điều mà cho
đến nay mỗi khi nhớ đến tôi đều áy náy trong lòng, như mình đang
thiếu ông Ting một món nợ không tài nào trả được. Đó là khi quy
hoạch Khu đô thị mới Nam Sài Gòn 2.600 hecta, hai bên đã thỏa thuận
phía liên doanh kinh doanh trong 600 hecta và được chia thành 5 khu
A, B, C, D, E dọc tuyến đường chính.
Lúc đầu ông Ting đề
nghị xây dựng Khu A ở ngay đầu đường Nguyễn Văn Linh giáp đường
Huỳnh Tấn Phát hiện nay, liền kề với Khu chế xuất Tân Thuận. Theo
ông hai khu đất tiếp nối nhau như vậy sẽ tạo được khu liên hợp bao
gồm sản xuất, kinh doanh và khu dân cư hiện đại.
Nhưng lúc bấy giờ
tôi lại muốn giữ vùng đất diện tích khoảng 500 hecta ấy cho huyện
Nhà Bè, vì nghĩ rằng nếu vùng này nằm giữa Khu chế xuất Tân Thuận và
Khu A (nay là khu đô thị Phú Mỹ Hưng) thì sẽ có cơ hội phát triển,
hơn nữa nơi đây có nhiều ao hồ có thể giữ lại làm đẹp cho khu đô thị.
¡@
Ông Lawrence S. Ting
vẫn muốn sử dụng vùng đất này cho khu đô thị mới nên thuyết phục tôi
rằng ông cũng sẽ giữ lại toàn bộ ao hồ cảnh quan thiên nhiên, thậm
chí còn tôn tạo cho đẹp hơn.
Thế nhưng vào lúc ấy
xuất hiện một tình hình khác là dân cư bắt đầu tập trung vào đây
nhiều hơn, như vậy việc giải tỏa sẽ khó khăn hơn dự kiến. Tôi bèn
trao đổi với ông Ting rằng, nếu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh và Nhà Bè lên quy hoạch vùng này ngay, chỉnh trang lại thì khỏi
phải giải tỏa trắng. Trong tương lai khi Khu A của đô thị Nam Sài
Gòn phát triển lên, vùng này cũng phát triển theo, điều đó sẽ có ý
nghĩa lớn hơn. Cuối cùng, ông Ting chấp thuận để lại vùng đất này.
¡@
Thật đáng tiếc là
ngay sau đó vùng đất trên đã không được quy hoạch sử dụng tốt như dự
kiến, để cho dân các nơi đổ về lấp hồ, xây nhà bừa bãi làm cho cảnh
quang trở nên xấu đi. Mỗi lần ông Ting đi ngang qua khu vực này đều
tỏ ý lấy làm tiếc. Riêng bản thân tôi cảm thấy hết sức áy náy vì đã
không lường hết được những diễn biến phức tạp của sự việc.
¡@
Những câu chuyện
tương tự như trên thì không sao kể hết trong quá trình suốt 15 năm
ông Ting gắn bó với vùng đất Nhà Bè. Qua đó có thể thấy rõ một điều,
nhà đầu tư vừa có tâm vừa có trí này luôn cân nhắc làm sao để hai
bên đối tác cùng có lợi chứ không bao giờ chỉ nghĩ đến cái lợi cho
riêng cá nhân hay công ty mình. Mỗi khi gặp vướng mắc ông đều dựa
vào thương lượng để đi đến một sự nhất trí chung, trên cơ sở hài hòa
lợi ích của công ty và lợi ích kinh tế xã hội của địa phương.
¡@
Trong công việc, ông
là người rất nghiêm túc, cầu toàn, luôn đòi hỏi mọi cán bộ, nhân
viên trong công ty phải nỗ lực sáng tạo, cống hiến hết mình với năng
suất cao nhất. Làm việc với ông luôn là một áp lực buộc mỗi người
phải không ngừng học hỏi để vươn lên và thích nghi được với nhịp
điệu lao động căng thẳng.
¡@
Lần cuối cùng tôi
gặp ông là vào đầu năm 2004, khi tôi chuẩn bị lên đường sang Mỹ tham
dự chương trình học bổng Fullbright. Trong bữa cơm chia tay, ông ân
cần nhắc nhở tôi: "Đây là cơ hội rất tốt để anh nghiên cứu về kinh
tế, xem như anh được đặc phái vừa đi học vừa làm tiếp thị cho công
ty. Nhớ giữ gìn sức khỏe, ở Boston lạnh lắm đấy!". Rồi ông hào hứng
đề cập đến khoa sinh học ngày nay đạt được nhiều thành tựu, dự kiến
sang thế kỷ XXI con người có thể sống đến¡K 120 tuổi. Và ông khẳng
định: "Chúng mình mới sống có phân nửa tuổi thọ, sự nghiệp của chúng
ta còn dài".
Thế nhưng không ngờ ông lại đột ngột ra đi sau đó, để lại cả sự
nghiệp đồ sộ tại Việt Nam và lòng thương tiếc của bao bạn bè, người
thân. Ông đã ra đi mãi mãi, nhưng người dân vùng đất Nhà Bè, bạn bè
thân thiết của ông tại Thành phố Hồ Chí Minh, những người bạn Việt
Nam biết đến các chương trình Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Phú
Mỹ Hưng¡K sẽ luôn luôn nhớ tới ông như một người mang hạt giống đến
giúp phát triển cả một vùng đất nghèo nàn hoang hóa. Sự nghiệp của
ông luôn được ghi nhớ mãi mãi trong lòng mọi người, hôm nay và cả
mai sau.¡@
Ông PHAN CHÁNH
DƯỠNG
Nguyên Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Phó
Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Tân Thuận
¡@ |