Vượt qua thách thức

.Ông Phạm Chánh Trực (thứ hai, từ trái qua) tại Lễ trao Giấy phép đầu tư cho Công ty CT&D

Tôi gặp ông Lawrence S. Ting vào thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam bắt đầu phát huy tác dụng. "Đổi mới", "Mở cửa" đang là những phạm trù thời thượng vừa thân thiện vừa mới lạ, và đối với người nước ngoài - từ giới chính trị gia cho tới doanh nhân, đặc biệt là nhà đầu tư - những khái niệm trên còn gợi mở nhiều triển vọng hợp tác hấp dẫn. Riêng trong khu vực, những nhà đầu tư năng động và mạo hiểm nhất lúc đó chính là những người đến từ Đài Loan, vùng lãnh thổ đang là đầu tàu của bốn con rồng Châu Á. Nền kinh tế Đài Loan đang phát triển rất mạnh với dự trữ ngoại tệ lên đến 80 tỷ USD trong khi dân số chưa tới 18 triệu người, quả là một hiện tượng đặc biệt. Từ đó mà các doanh nghiệp Đài Loan có nhu cầu đầu tư lớn ra nước ngoài.

¡@

Ai cũng biết để có thể hướng dòng chảy vốn đầu tư đến nước nào là một việc không hề đơn giản, nhất là trước tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư đang diễn ra hết sức gay gắt. Việt Nam bấy giờ vẫn là một môi trường hoàn toàn mới lạ đối với các công ty nước ngoài và giới kinh doanh đánh giá rằng tỷ lệ rủi ro ở nước ta rất cao.

¡@

Trước tình hình ấy, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một đoàn cán bộ gồm các quan chức lãnh đạo để sang Đài Loan, trong đó có mục tiêu mời gọi đầu tư mà Công ty CT&D của ông Lawrence S. Ting là một đối tác đặc biệt quan trọng.

¡@

Để làm được việc này quả thật không dễ dàng, trong điều kiện đất nước đang bị cấm vận và Việt Nam lại chưa đặt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Thành phố phải xin phép cấp trên đồng thời thành lập một tổ chức phi Chính phủ - do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố lúc bấy giờ là ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp làm Chủ tịch danh dự - mang tên "Hiệp hội phát triển và đầu tư ngoại thương" (gọi tắt là INFORTRA).

¡@

Khoác chiếc áo INFORTRA danh chánh ngôn thuận, đoàn chúng tôi mạnh dạn làm chuyến "Đông du" để tìm cơ hội phát triển kinh tế do đích thân Chủ tịch ̗